1. Xã hội hoá giáo dục là gì?
Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội.
Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống.
Công tác xã hội hoá giáo dục là đa dạng hoá các loại hình giáo dục; là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta.
Tại Việt Nam, công tác xã hội hóa giáo dục là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và đào tạo; là chủ trương đúng đắn mang tính chiến lược của Đảng. “xã hội hóa công tác giáo dục là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế – xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuyên môn nhằm xây dựng xã hội học tập”.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng có nêu: “Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích phát triển tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời”.
Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Bản chất và vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục
Mác quan niệm: “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, nhân cách con người hình thành dưới tác động các mối quan hệ xã hội và thông qua các hoạt động giáo dục. Đó là cơ sở khoa học để chứng minh rằng xã hội hóa công tác giáo dục là việc làm thích hợp để trả lại cho giáo dục bản chất xã hội vốn có của nó.
Xã hội được xem như sự hợp thành của các thành phần là nhà trường, gia đình, xã hội. Trong cấu trúc xã hội, giáo dục nằm trong các thành phần này, vì thế giáo dục không còn là trách nhiệm riêng một mình ngành giáo dục mà là của tất cả mọi thành phần, đòi hỏi có sự tham gia, gánh vác của toàn xã hội.
Cho nên đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và huy động, thu hút các tổ chức chính trị – xã hội, các ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân,… cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước để góp phần giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Đó là bản chất của xã hội hóa công tác giáo dục.
Vai trò của xã hội hóa công tác giáo dục
- Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xã hội hoá công tác giáo dục huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục.
- Xã hội hoá công tác giáo dục tạo sự công bằng, trách nhiệm, dân chủ trong hưởng thụ.
- Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục…
Ý nghĩa của việc thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục
Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục là tạo ra một “xã hội học tập” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng. Mở rộng hình thức giáo dục thường xuyên, tăng cường quy mô, hình thức dạy học cho toàn dân phấn đấu thực hiện tốt giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, chú ý hình thành tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho người học… xã hội hóa công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục; làm cho giáo dục thực sự phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, phục vụ trực tiếp lợi ích cho từng cá nhân; tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mục đích của từng cá nhân tham gia giáo dục.
Tạo điều kiện làm phong phú hơn cho nội dung và phương pháp giáo dục; thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hoá giáo dục, nhờ dân chủ hóa mà mở rộng LLXH tham gia giáo dục, làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình, từng cá nhân người đi học.
Điều kiện thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hoá giáo dục thực chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, năng động và nội lực to lớn trong mọi tầng lớp nhân dân để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo phù hợp và đáp ứng sự phát triển của thời đại. Các điều kiện thực hiện Xã hội hoá công tác giáo dục:
- Dân chủ, công khai quá trình tổ chức và quản lý
- Nâng cao nhận thức và thực hiện các văn bản, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác giáo dục
- Đa dạng hóa giáo dục và đào tạo
- Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học
- Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa xã hội với nhà trường và gia đình
- Tổ chức Đại hội ban đại diện cha mẹ học sinh các cấp
Nhân văn là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản, nhân văn chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm liên quan tới giá trị sống của một con người. Nhân văn thường gắn liền với phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh.
Người ta nói đến chủ nghĩa nhân văn không chỉ đơn thuần là khái niệm đạo đức, mà còn là những đánh giá, nhìn nhận về con người ở các góc độ khác nhau. Những góc độ này vừa có thể là đời sống xã hội, đời sống tự nhiên,…
Làm sao để nhân văn?
Để trở nên nhân văn hơn, chúng ta cần phải xây dựng lối sống nhân văn trên những khía cạnh nhất định. Dưới đây là 1 số biểu hiện rõ nét của những người theo đuổi lối sống.
Độ lượng, vị tha và khoan dung
Biểu hiện đầu tiên của người sống nhân văn đó là độ lượng, vị tha và khoan dung. Đây là đức tính không dễ có. Bởi lẽ, trước những tình huống trong cuộc sống, người ta dễ nổi giận, thù hằn, ghét bỏ nhau.
Tuy nhiên, suy cho cùng, để lòng mình thanh thản, xây dựng lối sống nhân văn, người ta vẫn cần phải khoan dung, tha thứ.
Sống hài hoà với thiên nhiên
Người ta hay nhắc tới sự nhân văn và lối sống thân thiện, hài hoà với thiên nhiên. Lối sống này không chỉ đơn thuần gần gũi với tự nhiên mà còn phải liên quan tới ý thức bảo vệ môi trường.
Cốt lõi của sự nhân văn đó là tình yêu thiên nhiên, khát khao khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong tự nhiên.
Độc lập trong cuộc sống
Trở nên nhân văn hơn còn có nghĩa là rèn luyện lối sống độc lập. Điều này được thể hiện trong khả năng tự chủ về tư duy, tài chính, quyết định của bản thân.
Hơn nữa, sự độc lập của mỗi cá nhân còn gắn với sự độc lập, tự chủ của đất nước. Người có lối sống nhân văn thường đề cao tinh thần tự do bất diệt, đứng về lẽ phải.
Hướng tới công lý
Một đặc điểm nữa cũng khá phổ biến ở con người nhân văn đó là hướng tới công lý. Là người biết đâu là lẽ phải và lên tiếng, hành động để bảo vệ nó, chính là cách để xây dựng lối sống nhân văn và khiến xã hội tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa của nhân văn
Như vậy, nhân văn là chìa khoá để chúng ta hoàn thành bản thân với những phẩm chất tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, đây còn là cách để xã hội trở nên nhân văn hơn.
Do đó, sự chia sẻ và lan toả lối sống nhân văn ở mỗi người đóng vai trò hết sức quan trọng.
Sự nhân văn là cốt lõi của cuộc sống. Vì vậy, hiểu được nhân văn là gì cũng như ý nghĩa, giá trị của điều này đóng vai trò hết sức quan trọng. Lối sống nhân văn được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, cho nên hãy rèn luyện và hoàn thiện lối sống riêng của mình theo thời gian nhé.